Nứt Giấy Đường Cấn Lằn Khi Gấp Lại

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân chủ yếu đến từ tác động của lực tạo ra đường cấn chưa đủ nên gây rra tình trạng tức giấy, vỡ giấy khi gấp l lại

Đối với giấy Carton sóng, tình trạng xảy ra ở những đường dao cấn ngược chiều sóng, những đường dao cấn cùng chiều sóng thì sẽ làm lệch giáy khi gấp lại.

Những nguyên nhân mà chúng tôi đã gặp phải trong quá tình xử lý:

  • Chất lượng giấy kém, lớp màng cán hoặc bồi chưa đồng đều
  • Quy cách dao cấn chưa phù hợp với độ dày của giấy (VD: Cùng chiểu sóng thì độ dày dao cấn phải dày hơn để giảm áp lực lên giấy)
  • Quy cách chỉ bế chưa phù hợp.
  • Với carton sóng 3 lớp A, B hoặc sóng 5 lớp BC chỉ dùng một đường cấn gấp 180 độ.
  • Đôi khi giấy mới bồi ra vẫn còn độ ẩm khi bế không gặp vấn đề nhưng để thời gian giấy khô sẽ bị nứt ra.

 

Đa số gặp tình trạng nứt ở góc.

GIẢI PHÁP

Với những tình trạng vỡ giấy ở đường dao cấn, chúng tôi sẽ có phương án hỗ trợ trực tiếp để xem xét về những thông số kỹ thuật của khuôn bế, bao gồm các thông số:

  • Loại giấy đang gặp tình trạng, độ dày của giấy.
  • Quy cách ván sử dụng (để có thể sử dụng thêm cao su nếu cần thiết)
  • Quy cách dao cấn (bao gồm độ cao và độ dày)
  • Quy cách chỉ bế
  • Hình ảnh khuôn bế và sản phẩm đang gặp tình trạng

NHỮNG CÁCH XỬ LÝ CƠ BẢN MANG LẠI HIỆU QUẢ Ở KHÂU BẾ

  1. ĐỐI VỚI GIẤY DUPLEX, FORD, IVORY,…

Đa số sẽ gặp tình trạng vỡ giấy ở góc nên việc thiết kế khuôn bế rất quan trọng.

  • BƯỚC 1: Kiểm tra thiết kế khuôn bế ở góc vỡ giấy. Khuôn bế thiết kế tối ưu sẽ giống như hình dưới đây.

  • BƯỚC 2: Đo độ dày của giấy và kiểm tra các thông số kỹ thuật của khuôn bế như: Dao bế, Dao cấn, Chỉ bế=> Sau đó lựa chọn lại thông số cho phù hợp với độ dày của giấy

(Xem Cách lựa chọn thông số trên khuôn bế phù hợp tại đây)

 

2. ĐỐI VỚI GIẤY CARTON SÓNG

Sẽ có những trường hợp vỡ giấy tuỳ theo loại sóng và chất liệu giấy

a. Với loại giấy Carton sóng E 3 lớp bồi (thường gặp tình trạng vỡ giấy ở góc)

  • BƯỚC 1: Kiểm tra thiết kế khuôn bế như giấy Duplex, Ivory,…
  • BƯỚC 2: Đo độ dày của giấy và kiểm tra các thông số kỹ thuật của khuôn bế như: Dao bế, Dao cấn, Chỉ bế=> Sau đó lựa chọn lại thông số cho phù hợp với độ dày của giấy

(Xem Cách lựa chọn thông số trên khuôn bế phù hợp tại đây)

Lưu ý: Nên chọn dao cấn cùng chiều sóng dày hơn bình thường để việc gấp lại dễ dàng hơn, không bị lệch sóng.

 

b. VỚI LOẠI GIẤY SÓNG A, B, C 3 LỚP HOẶC GIẤY KHÔ, CỨNG (thường gặp tình trạng vỡ giấy đường cấn lằn khi gấp 180 độ)

 

CÓ 2 CÁCH ĐỂ XỬ LÝ TÌNH TRẠNG NÀY

  • CÁCH 1: Đo độ dày của giấy và kiểm tra các thông số kỹ thuật của khuôn bế như: Dao bế, Dao cấn, Chỉ bế=> Sau đó lựa chọn lại thông số cho phù hợp với độ dày của giấy.

(Xem Cách lựa chọn thông số trên khuôn bế phù hợp tại đây)

Lưu ý: Nên chọn dao cấn ở đường gấp 90 độ hoặc 180 độ có độ dày 2.0 mm (hoặc lớn hơn) để việc gấp lại sẽ dễ dàng hơn.

  • CÁCH 2: Dùng Cao su Xử Lý Giấy CITO CUSHION CREASE để hỗ trợ mở rộng đường cấn, giúp việc gấp lại sẽ dễ dàng hơn. Có thể áp dụng cho cả khuôn phẳng và khuôn tròn.

 

c. ĐỐI VỚI GIẤY CARTON SÓNG 5 LỚP BC HOẶC AB,…(thường gặp tình trạng vỡ giấy đường cấn lằn khi gấp 180 độ)

CÓ 2 CÁCH ĐỂ XỬ LÝ TÌNH TRẠNG NÀY

  • CÁCH 1: Sử dụng 2 đường cấn song song, sẽ giảm áp lực lên bề mặt giấy vì mỗi đường chỉ gấp 90 độ.

 

  • CÁCH 2: Sử dụng Cao Su hỗ trợ CITO CUSHION CREASE PLUS để hỗ trợ mở rộng đường cấn.

 

Trên đây là những cách xử lý phổ biến, áp dụng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Nếu Quý khách cần hỗ trợ trực tiếp, xin vui lòng liên hệ qua SĐT: 0902 6060 47 để được tư vấn miễn phí.

Xây Dựng Hệ Thống Làm Khuôn Bế